Tìm hiểu về Card đồ họa
Trong bài viết này, Trang thủ thuật sẽ có góc nhìn khác về bảng xếp hạng Card đồ họa mạnh nhất và tốt nhất so với những bài viết khác. Chúng tôi sẽ tập trung khai thác vào khía cạnh các dòng, nhu cầu và mức giá phù hợp với bạn thay vì đưa 1 bảng xếp hạng và đánh giá. Vì mỗi năm, lại có rất nhiều Card đồ họa khác nhau ra đời và làm cho bảng xếp hạng thay đổi liên tục.
Bài viết sẽ tập trung khai thác về thương hiệu NVIDIA và Card đồ hoạ rời. Lý do là vì thị phần Card đồ hoạ của AMD không quá nhiều và cũng không quá phổ biến.
Card đồ họa là gì? Card màn hình là gì?
Graphics Card tạm dịch ra là Card đồ họa hoặc Card màn hình. Đây là một loại thiết bị/ bộ phận quan trọng trong một chiếc máy tính với chức năng xử lý các thông tin về hình ảnh, màu sắc, độ phân giải và rất nhiều yếu tố khác liên quan đến đồ hoạ sau đó xuất lên màn hình.
Trong một chiếc Card đồ hoạ, sức mạnh của chúng sẽ phụ thuộc vào GPU – Graphic Processing Unit (tạm dịch: bộ xử lý đồ hoạ). Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm để xử lý mọi vấn đề liên quan đến đồ hoạ/ hình ảnh của máy tính.
Diễn giải một cách thực tế hơn: việc bạn chơi game với FPS cao, hình ảnh sắc nét, xem video, hay thao tác trên Photoshop sẽ phụ thuộc vào Card đồ hoạ và cả màn hình.
Có những loại Card đồ họa nào?
Hiện tại, chúng ta có 2 loại Card đồ họa chính bao gồm: Card onboard và Card rời. Không để bạn đợi lâu, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu ngay nhé!
Card onboard tích hợp sẵn trên máy tính
Card onboard là Card đồ hoạ được tích hợp sẵn trên máy tính cụ thể hơn là tích hợp vào CPU để hỗ trợ việc xử lý hình ảnh. Việc này sẽ khiến Card đồ hoạ cùng cấp độ nhưng là Card rời sẽ có sức mạnh cao hơn. Nhưng bù lại, giá thành của Card onboard sẽ rẻ hơn Card rời.
Card đồ hoạ rời
Card đồ hoạ rời là Card chúng ta sẽ tìm hiểu chính và lập bảng xếp hạng vì Card đồ hoạ rời sẽ dễ dàng tháo lắp và nâng cấp hơn.
Tuy nhiên, Card đồ hoạ rời trên laptop sẽ được hàn kính vào bo mạch chủ, khó tháo lắp tại nhà hơn Card đồ họa dành cho PC – máy bàn rất nhiều.
Có những hãng sản xuất Card đồ hoạ nào?
Hiện nay, có 2 nhà sản xuất Card đồ họa chính: Nvidia và AMD. Mỗi nhà sản xuất sẽ có những ưu – nhược điểm riêng nên rất khó để so sánh. Vì thế, bạn chỉ cần lựa chọn loại Card đồ hoạ phù hợp với nhu cầu sử dụng là được.
Nhưng, trong thời điểm hiện tại, các dòng Card đồ hoạ của Nvidia vô cùng phổ biến tại thị trường Việt Nam và chiếm phần lớn thị phần.
Bảng xếp hạng Card đồ hoạ
Các dòng Card đồ hoạ của NVIDIA
Dòng Card đồ hoạ nổi tiếng nhất của NVIDIA chính là dòng NVIDIA GeForce sử dụng cho các game thủ. Đây chính là dòng sản phẩm làm nên tên tuổi của NVIDIA. Một game thủ “ghiền” chơi các game bom tấn nhưng không biết đến Card đồ hoạ này sẽ là một bỏ lỡ rất lớn đấy!
NVIDIA Quadro là dòng Card đồ họa dành cho cá máy tính trạm – CAD sử dụng để xử lý các tác vụ đồ họa nặng như xử lý phim, hình ảnh và chủ yếu là sử dụng cho các kiến trúc sư, nhà thiết kế.
NVIDIA Titan là dòng Card cao cấp với mức giá lên đến cả trăm triệu đồng được sử dụng chủ yếu cho các nhà sáng tạo, các nhà nghiên cứu chuyên sâu.
Bảng xếp hạng Card đồ họa dành cho game thủ
“Tip” để chọn nhanh các Card đồ hoạ phù hợp với các game thủ nói chung:
- Độ phân giải: bạn không cần một Card đồ hoạ giá 100 triệu để chơi Mario hay game với độ phân giải 1080 đâu.
- Video Memory: sử dụng để xử lý các tác vụ liên quan đến đồ hoạ. Hiện tại mức 6GB là tối thiểu, 6GB sẽ tốt hơn và 8GB sẽ tốt nhất!
- Hỗ trợ các công nghệ khác như: Ray Tracing, DLSS hay FSR. Những công nghệ này sẽ giúp game được chân thực hơn, các tác vụ khác liên quan đến đồ hoạ tốt hơn.
Bảng xếp hạng Card đồ hoạ đến tháng 11/2021 kèm mức giá tại Mỹ theo bảng xếp hạng của Tomshardware – một trang chuyên Gaming:
- Nvidia GeForce RTX 3090 – ước mơ của “bao anh em game thủ”
- AMD Radeon RX 6900 XT
- AMD Radeon RX 6800 XT
- Nvidia GeForce RTX 3080
- AMD Radeon RX 680
- Nvidia GeForce RTX 3070
- AMD Radeon RX 6700 XT
Bảng xếp hạng Card đồ họa dành cho thiết kế
Bài kiểm tra được thực hiện bởi benchmarks.ul.com sử dụng công cụ 3DMark để đánh giá và kèm theo các đánh giá của người dùng gửi về. Sau đó, họ có một xếp hạng Card đồ họa dành cho thiết kế – máy trạm như sau:
- NVIDIA Quadro RTX A6000 được bán tại Việt Nam với mức giá hơn 200 triệu!
- NVIDIA Quadro RTX 6000 với mức giá hơn 150 triệu VND.
- NVIDIA Quadro RTX 5000
- NVIDIA Quadro RTX 4000
- NVIDIA Quadro RTX 5000 Max-Q
- NVIDIA Quadro RTX 4000 dành cho laptop
Hi vọng bài viết tổng hợp và đưa ra các hướng dẫn chọn Card đồ hoạ cũng như bảng xếp hạng Card đồ họa mạnh nhất và tốt nhất của Trang thủ thuật, đã giúp bạn hài lòng và tìm được một Card đồ hoạ phù hợp với bản thân, nhu cầu sử dụng của mình.
Nếu bạn thấy bài viết của Trang thủ thuật có ích, bạn hãy tặng chúng tôi 5 sao để ủng hộ tinh thần nhé!
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và số liệu được trích dẫn từ nhiều nguồn: benchmarks.ul.com, tomshardware, pcgamer, gamingpcbuilder,…