WebSocket là gì? So sánh WebSocket và HTTP

WebSocket là gì? Tại sao WebSocket lại trở nên vô cùng nổi tiếng trong thời gian vừa qua? Nếu bạn đang thắc mắc các vấn đề xung quanh WebSocket, bạn đừng bỏ lỡ bài viết này vì Trang thủ thuật sẽ “bật mí những bí mật” xoay quanh công nghệ WebSocket đấy nhé!

Tìm hiểu về WebSocket

WebSocket là gì?

WebSocket hay Web Socket là một giao thức truyền tải được sử dụng trong giao tiếp máy trạm và máy chủ hay client-server. Giao thức WebSocket ra đời nhằm mục đích khắc phục nhược điểm độ trễ khá cao của HTTP – HyperText Transfer ProtocolGiao thức truyền tải siêu văn bản.

websocket-la-gi

WebSocket có công dụng gì?

  • WebSocket là một phương thức giúp máy trạm và máy chủ có thể giao tiếp thời gian thực 2 chiều với nhau.
  • Khả năng giảm độ trễ của mạng đến mức tối đa và vượt trội hơn HTTP. Nếu bạn phát triển các ứng dụng thời gian thực như: sàn tiền ảo, Game, chat hay video call,… sử dụng WebSocket sẽ mang lại trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng.
  • Khả năng giảm kích thước header HTTP lên đến 1000 lần! Nếu một request HTTP có header nặng 871 byte, khi sử dụng WebSocket, khối lượng header của request chỉ còn 2 byte.

HTTP là gì?

HTTP là giao thức truyền tải một chiều. Trong giao thức này, máy khách sẽ gửi yêu cầu và máy chủ gửi phản hồi ngược lại.

Ví dụ, khi người dùng gửi 1 yêu cầu đến máy chủ theo dạng HTTP hoặc HTTPS (HTTP có mức độ bảo mật cao hơn). Sau khi nhận được yêu cầu, máy chủ sẽ gửi phản hồi ngược lại cho máy khách. Khi thực hiện phản hồi xong, kết nối sẽ bị đóng lại.

Vì vậy, mỗi lần gửi yêu cầu HTTP sẽ tạo một kết nối mới giữa máy chủ và máy khách.

Ưu điểm và nhược điểm của WebSocket

Ưu điểm của WebSocket

  • Đây là một công nghệ được phát triển nhằm mục đích khắc phục độ trễ của HTTP. Vì vậy, WebSocket có độ trễ thấp.
  • Hỗ trợ giảm header xuống mức tối đa
  • Truyền và nhận dữ liệu trực tiếp, không cần thông qua các tầng bổ sung.

Nhược điểm của WebSocket

  • Truyền tải dữ liệu bằng WebSocket sẽ có thể phát sinh một số lỗi
  • WebSocket còn mới, chưa thể tương thích với toàn bộ các trình duyệt web.
  • Nếu bạn sử dụng Session in view filter của HIbernate, việc triển khai WebSocket sẽ trở nên khó khăn vì WebSocket không hỗ trợ tính năng này.

So sánh WebSocket và HTTP

Nếu bạn vẫn đang phân vân giữa WebSocket và HTTP liệu có gì giống nhau và khác nhau nữa hay không, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nhé!

websocket-la-gi

WebSocket và HTTP giống nhau ở điểm nào?

Điểm giống nhau là cả WebSocket và HTTP đều là những giao thức hỗ trợ việc truyền tải thông tin giữa máy chủ và máy trạm.

Mục đích của các nhà phát triển khi tạo ra WebSocket là nhằm để khắc phục được nhược điểm độ trễ cao của HTTP.

WebSocket và HTTP khác nhau ở điểm nào?

Điểm khác biệt lớn nhất được liên tục được nhắc trong bài đó chính là WebSocket có tốc độ truyền tải nhanh và độ trễ thấp hơn nhiều so với HTTP.

Quá trình vận hành

Như bên trên ảnh, bạn sẽ thấy ngay được điểm khác biệt giữa WebSocket và HTTP chính là sự giao tiếp giữa máy chủ và máy khách.

HTTP là giao thức 1 chiều dựa theo giao thức TCP, bạn có thể tạo ra các kết nối dựa vào request HTTP, sau khi kết nối được thực hiện xong và được phản hồi lại, quá trình sẽ kết thúc và đóng lại.

Trong khi đó, WebSocket là một giao thức truyền tải 2 chiều giữa máy chủ và máy khách. Dữ liệu có thể truyền 2 chiều giữa máy khách – máy chủ hoặc máy chủ – máy khách dựa trên những kết nối đã được thiết lập.

Ứng dụng vào thực tiễn

Hầu hết các ứng dụng theo thời gian thực – real-time đều đang ứng dụng WebSocket để truyền và nhận dữ liệu trên 1 kênh liên lạc duy nhất.

Trong khi đó, HTTP được ứng dụng và sử dụng vào các dịch vụ ứng dụng RESTful đơn giản, chủ yếu là nhận thông tin 1 chiều về server để xử lý => phản hồi => đóng kết nối.

Ứng dụng dựa vào mức độ ưu tiên

Đối với các ứng dụng cần phải thường xuyên hoặc liên tục cập nhật thông tin, WebSocket sẽ là ưu tiên hàng đầu vì WebSocket có kết nối nhanh hơn, độ trễ thấp hơn so với HTTP.

Khi bạn muốn giữ lại một kết nối trong khoảng thời gian cụ thể hoặc bạn chỉ có nhu cầu sử dụng kết nối để truyền dữ liệu, HTTP sẽ chính là lựa chọn ưu tiên hơn dành cho bạn.

Nên sử dụng WebSocket trong trường hợp nào?

Có thể nói rằng, WebSocket là một công nghệ “xịn” có độ trễ rất thấp và phù hợp cho những dự án, những tác vụ cần phải nhanh ví dụ như:

  • Ứng dụng theo thời gian thực
  • Game Online
  • Ứng dụng chat

Ứng dụng theo thời gian thực

Tất nhiên, ứng dụng được ưu tiên hàng đầu để sử dụng các công nghệ tân tiến, có mức độ cập nhật dữ liệu nhanh chóng từ máy trạm đến máy khách và ngược lại. Các ứng dụng thời gian thực sẽ sử dụng WebSocket để hiện thị ở máy khách một cách liên tục nhờ vào các máy chủ phu hỗ trợ. WebSocket sẽ liên tục truyền/ đẩy dữ liệu đi trong cùng 1 kết nối đã mở. Vì thế, tốc độ của ứng dụng được cải thiện hơn rất nhiều.

Một số ví dụ điển hình như: Sàn giao dịch Bitcoin, chứng khoán,… Những trang web, ứng dụng về các ngành này sẽ cần phải cập nhật thông với tốc độ tối đa nhất nhằm hỗ trợ người dùng có thể nhanh chóng bán ra hoặc mua vào.

websocket-la-gi

Game Online

Trong các trò chơi điện tử, đặc biệt là các game online, việc kết xuất hình ảnh và cập nhật dữ liệu trong thời gian thực là một trong những yếu tố “sống còn”. Ví dụ, bạn đang chơi một trò chơi bắn súng sinh tồn, bạn thấy một khẩu súng “xịn” trước mắt, bạn nhặt khẩu súng lên để hạ những người chơi khác. Nhưng độ trễ không được tối ưu sẽ khiến bạn bị người chơi khác bắn hạ khi bạn còn chưa kịp làm gì.

Ứng dụng chat

Với các ứng dụng chat, nhắn tin, độ trễ sẽ không cần thiết phải tối ưu hoá tốt nhất trong thời gian thực. Tuy nhiên, những ứng dụng nhắn tin, chat luôn có một độ trễ nhất định có thể chấp nhận được.

Nếu bạn đang phát triển các ứng dụng nhắn tin hay làm việc nội bộ như Bitrix24, bạn nên tham khảo công nghệ WebSocket để ứng dụng vào phần mềm của mình nhé!

websocket-la-gi

Trong trường hợp, bạn chỉ cần một công nghệ nhằm để chuyển dữ liệu 1 lần để xử lý hoặc truy vấn có tính đơn giản, HTTP sẽ phù hợp và tiết kiệm được nhiều tài nguyên nhân lực, thời gian phát triển của bạn hơn.

Đến đây, Trang thủ thuật đã giúp bạn tìm hiểu rất nhiều thông tin về WebSocket, giúp bạn hiểu được WebSocket là gì cũng như điểm khác biệt giữa WebSocket và HTTP. Mong rằng những thông tin này sẽ có thể giúp bạn xây dựng, phát triển ứng dụng của mình một cách tối ưu nhất!

về WebSocket

  • Website: www.tino.org

Viết một bình luận