Web 1.0 đã mang đến cho con người việc tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn, nhưng vô tổ chức. Web 2.0 “khai sinh” cùng với những ông lớn Google, Facebook,… giúp Internet trở nên “trật tự” hơn nhưng họ dần tích lũy quá nhiều quyền lực kiểm soát. Web 3.0 sinh ra để lấy lại 1 phần sức mạnh từ những ông lớn này. Vậy Web3 là gì? Web3 chỉ là một thuật ngữ thông dụng hay có tác dụng đặc biệt gì? Và Web 3.0 có liên quan như thế nào đến tiền điện tử? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này!
Sự phát triển của Web
Người ta thường chia sự phát triển của Web ra thành 3 giai đoạn chính bao gồm: Web 1.0, Web 2.0 và Web 3.0. Ngay sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về từng giai đoạn nhé!
Lưu ý: bài viết sẽ tập trung khai thác yếu tố Web 3.0 và tương lai về tiền điện tử.
Web 1.0 là gì?
Web 1.0 là giai đoạn đầu tiên của Web, tồn tại khoảng từ năm 1991 đến năm 2004. Những người đầu tiên tham gia vào Web 1.0 chủ yếu là những nhà phát triển nội dung kiêm nhà xây dựng Website. Họ xây dựng nội dung chứa các định dạng cơ bản như văn bản và hình ảnh.
Phần lớn các trang Web chỉ có nội dung tĩnh thay vì HTML động như hiện tại, những nội dung và dữ liệu cũng được cung cấp từ hệ thống tĩnh chứ không phải cơ sở dữ liệu. Điều này khiến sự tương tác giữa người và trang Web là không nhiều.
Vì thế, bạn cũng có thể xem Web 1.0 chỉ là Web chỉ có thể đọc.
Web 2.0 là gì?
Bạn đang đọc và tương tác với bài viết này trên nền tảng Web 2.0 đấy! Phần lớn chúng ta đều đang trải nghiệm việc sử dụng Web2. Đây là một dạng hỗ trợ tương tác và mang tính xã hội nhiều hơn.
Với Web2, bạn không cần phải là một nhà phát triển Web để tham gia vào quá sáng tạo vì có rất nhiều nền tảng hỗ trợ.
- Bạn làm video hướng dẫn nấu ăn? Youtube, Tik Tok hỗ trợ bạn đăng video.
- Bạn muốn xây dựng Website? WordPress, Joomla!, Wix sẵn sàng giúp bạn.
- Bạn muốn chia sẻ một bức ảnh cho bạn bè cũng thấy? Vô số mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo đều mong muốn bạn sử dụng nền tảng của họ.
Web 3.0 là gì?
Không có quá nhiều khác biệt với Web 2.0, điểm khác biệt khiển Web 3.0 vượt trội hơn những “người tiền nhiệm” chính là sự phân quyền và nhiều đặc tính bổ sung mạnh mẽ như:
- Có thể kiểm chứng – Verifiable
- Đáng tin cậy – Trustless
- Bạn có thể quản lý được thông tin của mình – Self-governing
- Phân tán và mạnh mẽ – Distributed and robust
- Trạng thái – Stateful
- Thanh toán tích hợp sẵn – Native built-in payments
Trong Web 3.0, các nhà phát triển sẽ không xây dựng, khai thác và triển khai ứng dụng của mình trên 1 server duy nhất để lưu trữ cơ sở dữ liệu của họ. Thay vào đó, các ứng dụng Web3 sẽ chạy trên các blockchain, mạng phi tập trung của nhiều node ngang hàng để tạo thành một giao thức kinh tế điện tử (crypto economic protocol.).
Tên thường gọi của những ứng dụng này là dapps -decentralized apps (Ứng dụng phi tập trung). Trong tương lai bạn sẽ nghe thấy cái tên nhiều hơn nữa trong tương lai và đặc biệt là trong các nội dung về tiền điện từ và Web3.
Những lợi ích của Web 3.0
Web 3.0 và tiền điện tử
Ngay từ đầu, Trang thủ thuật đã đề cập đến tiền điện tử và Web 3.0. Lý do khiến tiền điện tử đóng một vai trò vô cùng lớn trong giao thức này chính là vì tiền điện tử cung cấp nguồn lực tài chính cho bất cứ ai tham gia vào việc tạo, tham gia, quản lý, đóng góp hoặc cải thiện những dự án này.
Nhiều giao thức cơ sở hạ tầng (infrastructure protocols) như: Filecoin, Livepeer, Arweave, and The Graph đều đang thực hiện cách này và họ cung cấp thưởng cho nhiều người tham gia vào mạng lưới theo cấp độ. Có thể bạn đã biết, những giao thức blockchain cực kỳ nổi tiếng như Ethereum cũng hoạt động theo cách này.
Native payments
Token cũng đã giới thiệu đến một lớp thanh toán mới không còn khoảng cách về biên giới và rào cản – native payment. Có thể bạn chưa biết, những công ty như Stripe và Paypal đã tạo ra hàng tỷ đô la giá trị trong việc thanh toán tiền điện tử.
Tuy nhiên, chúng vẫn còn một số hạn chế như: hệ thống khá phức tạp, khả năng thanh toán xuyên quốc gia vẫn còn nhiều hạn chế, bạn vẫn sẽ phải cung cấp nhiều thông tin cá nhân để sử dụng.
Để khắc phục những nhược điểm này, một số ví điện tử như MetaMask và Torus đã ra đời để hỗ trợ việc giao dịch dễ dàng hơn. Những chiếc ví này giúp bạn có giao dịch an toàn hơn và hoàn toàn ẩn danh trên các ứng dụng Web 3.0.
Web 3.0 và nền kinh tế mới
Token cũng mang đến những ý tưởng mới về token hóa (tokenization) và nền kinh tế token ( token economy).
Trang thủ thuật sẽ lấy một ví dụ điển hình về việc xây dựng công ty.
Để xây dựng một công ty, bạn sẽ cần tiền để nuôi sống bản thân, những nhân viên và cả công ty nói chung. Nếu muốn có tiền, bạn sẽ cần phải sử dụng nguồn vốn tự có hoặc nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư.
Việc sử dụng nguồn vốn từ người khác đôi khi sẽ khiến định hướng ban đầu của bạn bị lệch nếu những cổ đông này có nhiều cổ phần hơn bạn.
Thay vào đó, chúng ta có thể phát triển một dự án và công bố cách dự án sẽ giải quyết vấn đề gì, như thế nào trong thực tế. Và bạn cho phép tất cả mọi người đều có thể tham gia vào xây dựng hoặc đầu tư vào dự án ngay từ những ngày đầu tiên hoặc trước cả khi bắt tay vào thực hiện dự án.
Bạn sẽ công khai phát hành bao nhiêu token, bán bao nhiêu và giữ lại bao nhiêu để thanh toán cho những người phát triển, đóng góp và tài trợ cho dự án trong tương lai.
Một trong những điểm khác biệt lớn giữa việc mua cổ phiếu trong các doanh nghiệp tư nhân chính là họ sẽ che giấu một số bí mật. Trong khi đó, toàn bộ dữ liệu blockchain sẽ được công khai và ai cũng có thể truy cập được, mọi thứ sẽ minh bạch hơn.
Và đây chính là tương lai mà Web3 hướng đến.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hành trình phát triển của Web và dự đoán về những điều Web 3.0 sẽ mang lại trong tương lai. Trang thủ thuật mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Web 3.0. Nếu trong bài viết có bất kỳ sai sót hay chi tiết nào bạn muốn góp ý để chúng tôi hoàn thiện hơn, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!
- CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Bài viết có tham khảo nội dung từ: Coin68, NPR, Free Code Camp, Web3 Foundation,…
về Web3
- Website: www.tino.org