Malware là gì?
Malware có tên đầy đủ là Malicious software, tạm dịch: phần mềm độc hại. Chúng là những chương trình được chèn một cách bí mật vào hệ thống với mục đích làm tổn hại đến tính bí mật, tính toàn vẹn hoặc tính sẵn sàng của hệ thống.
Hiểu đơn giản, Malware là bất kỳ chương trình hoặc tệp nào có hại cho người sử dụng thiết bị máy tính, laptop và các thiết bị thông minh khác.
Có những loại Malware nào?
Malware có “Malware this, Malware that” và chúng là một nhóm phần mềm với nhiều loại phần mềm độc khác nhau như:
- Adware: là một loại chương trình quảng cáo hoặc chúng sẽ tạo ra quảng cáo rất khó chịu cho người dùng
- Spyware: loại này được dùng để thu thập thông tin dữ liệu cá nhân của bạn và chuyển về máy chủ của chúng
- Hijacker: Hijacker kiểm soát trình duyệt web của bạn, chúng sẽ hướng bạn đến những trang web chúng yêu cầu.
- Dialer: loại chương trình phần mềm này có khả năng cấu hình lại modem thiết bị để gọi đến những số chỉ định làm tăng cước điện thoại, nhằm trục lợi và gây hại cho người dùng.
- Backdoor: là một chương trình bí mật có thể truy cập thiết bị hay hệ thống mạng của người dùng.
Ngoài ra, còn rất nhiều loại malware khác đang tiếp tục phát triển để gây hại cho người dùng mạng Internet và máy tính. Do đó, bạn nên cảnh giác và cài đặt một phần mềm diệt virus để tăng tính an toàn hơn.
Dấu hiệu nhận biết máy tính và website nhiễm Malware
Nếu nghi ngờ máy tính, thiết bị của mình đã bị nhiễm malware, bạn có thể thử quan sát những dấu hiệu như sau và kiểm chứng:
- Những phần mềm lạ tự xuất hiện trên thiết bị dù bạn không cài đặt
- Thiết bị như máy tính, laptop hoặc điện thoại của bạn hoạt động rất chậm và thường xuyên bị nóng quá mức
- Truy cập vào website và bạn liên tục nhìn thấy các popup.
- Dung lượng ổ cứng giảm đột ngột và không có nguyên nhân rõ ràng
- Bạn thường xuyên bị điều hướng đến những website nhất định
- Thiết bị thường xuyên bị treo do hoạt động hết công suất dù bạn không sử dụng bất cứ phần mềm nào.
- Trong trường hợp tệ nhất và rõ ràng nhất là bạn nhận được thông báo máy tính đã bị khoá và chúng đòi tiền chuộc dữ liệu lại.
Những phần mềm diệt malware miễn phí tốt nhất
Lưu ý: Trang thủ thuật không nhận quảng cáo cho bất kỳ phần mềm nào trong danh sách và thứ tự trong danh sách không phải là thứ hạng của phần mềm.
Malwarebytes
Khi nhắc đến virus, người ta sẽ nhớ đến ngay Avast hoặc Kaspersky. Nhưng khi nhắc đến malware, chắc chắn cái tên đầu tiên được người sử dụng nhớ đến chính là Malwarebytes. Bạn có thể sử dụng cả phiên bản trả phí để thử nghiệm 14 ngày hoặc miễn phí để quét virus, malware cơ bản đấy!
Ưu điểm:
- Giao diện thân thiện
- Xử lý malware cực kỳ hiệu quả
Nhược điểm:
- Đôi khi liệt một số phần mềm khác vào blacklist của mình, Bytefence là một ví dụ điển hình.
- Chặn tải file từ Zalo web về máy tính, nhận diện Zalo là Trojan.
Avast Antivirus
Avast là một phần mềm diệt virus miễn phí phổ biến nhất thế giới! Với niềm tin bất cứ ai đều có quyền an toàn trên mạng, Avast đã cung cấp một phần mềm diệt virus hoàn toàn miễn phí dành cho tất cả mọi người. Để nâng cao mức bảo vệ, bạn có thể mua bản trả phí phù hợp.
Ưu điểm:
- Cực kỳ phổ biến
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
Nhược điểm:
- Đôi khi tạo ra một số xung đột với các phần mềm khác trong máy tính
- Ngốn tài nguyên máy khá nhiều
- Giá rất đắt!
Bitdefender Antivirus
Nếu bạn đang tìm một giải pháp giải quyết malware, virus và có khả năng bảo vệ mật khẩu cá nhân trong thiết bị một cách tối đa, Bitdefender là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Với hơn 500 triệu người dùng khác đang sử dụng, bạn có thể tham gia vào mạng lưới bảo vệ của Bitdefender hoàn toàn miễn phí đấy!
Ưu điểm:
- Khả năng bảo vệ mật khẩu được mệnh danh là tốt nhất
- Mức giá tạm hợp lý 490.000 VNĐ/ năm
Nhược điểm:
- Mức độ quét các malware không quá nổi trội
- Đôi khi sẽ khiến thiết bị của bạn bị chậm khi chạy quét virus hằng ngày (nếu bạn có đặt schedule)
Kaspersky
Kaspersky là một phần mềm diệt virus, malware được phát triển bởi một công ty ở Nga, với tâm niệm rằng “an ninh mạng luôn nên đi trước một bước”. Do đó, Kaspersky đã phát hành phiên bản miễn phí trong những năm gần đây cùng với đó, họ còn phát triển AI có thể tự động điều khiển và chống lại những mối đe dọa trên Internet.
Ưu điểm:
- Kaspersky có giải pháp bảo vệ toàn diện cả gia đình tốt nhất trong danh sách
- Dù phát hành phiên bản miễn phí khá muộn, nhưng Kaspersky mạnh mẽ đã có phiên bản miễn phí cho người dùng
Nhược điểm:
- Mức giá chỉ có thể tạm chấp nhận để sử dụng
Malware Hunter
Nếu bạn đang tìm một giải pháp Anti Malware được rất nhiều người dùng, doanh nghiệp khác công nhận và sử dụng, Malware Hunter chính là giải pháp bạn đang tìm kiếm. Giống với Malwarebytes, Malware Hunter Là một phần mềm chuyên trị malware.
Ưu điểm:
- Malware Hunter hỗ trợ bảo mật thanh toán rất tốt
- Giao diện cực kỳ tối giản và dễ sử dụng
Nhược điểm:
- Mức giá lên đến 24.97$/ năm! Có giá rất đắt so với tính năng của phần mềm.
Gridinsoft Anti-Malware
Nếu bạn thích giao diện phần mềm diệt víu thực sự hiện đại và có nhiều hình ảnh minh hoạ, Gridinsoft Anti-Malware chính là giải pháp độc đáo, thú vị nhất dành cho bạn trong danh sách này.
Ưu điểm:
- Giao diện độc đáo và khác biệt với những phần mềm khác
- Mức độ quét malware khá tốt
Nhược điểm:
- Cần phải mua bản Pro nếu muốn sử dụng tối ưu nhất.
- Không hỗ trợ tiếng Việt.
“Phần mềm cuối cùng” – Sự chủ động phòng tránh của bạn
Phần cuối cùng cũng là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo thiết bị máy tính của bạn không bị Malware xâm nhập chính là sự chủ động của bạn. Vì thế, trong phần này chúng ta sẽ tìm những cách để chủ động trước Internet “đáng sợ” nhé!
- Bạn không nên tải các phần mềm, ứng dụng, chương trình chia sẻ từ những nguồn không chính thống trên mạng.
- Hạn chế sử dụng các phần mềm crack, null, hay bẻ khóa. Những hacker có khả năng “bẻ khóa” bản quyền sẽ có dư khả năng để thêm vào một loại mã độc nào đó bên trong phần mềm để tấn công người dùng.
- Thường xuyên cập nhật hệ điều hành, phần mềm để nhận được những sự bảo vệ mới nhất.
- Tránh nhấp vào các quảng cáo popup khi bạn lướt web.
- Không nên mở file khi có một email lạ gửi đến cho bạn.
- Không nên nhấp vào các link lạ, không xác định ở trong email và tin nhắn SMS của bạn.
Đến đây, Trang thủ thuật đã giới thiệu với bạn về top “7” phần mềm diệt malware miễn phí tốt nhất nhiều hơn 1 cách so với giới thiệu đầu bài viết rồi đấy! Nếu bạn chỉ dự định sử dụng phiên bản miễn phí, đa số những phần mềm diệt virus này đều có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho bạn và không có quá nhiều điểm khác biệt. Vì thế, chọn phần mềm nào cũng tốt như nhau bạn nhé! Chúc bạn sẽ luôn an toàn trên mạng Internet!